Alienum phaedrum torquatos nec eu, vis detraxit periculis ex, nihil expetendis in mei. Mei an pericula euripidis, hinc partem.
 

Blog

Reply Vietnam / CSR Blog  / ISO 26000 – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR

Làm rõ về CSR

Trách nhiệm xã hội ngày nay đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất để đo lường uy tín cũng như sự bền vững của tổ chức. Và điều này đúng với tất cả các lĩnh vực trong xã hội, trong đó có kinh tế. Trong khuôn khổ bài viết này người viết lấy doanh nghiệp là đại diện cho các tổ chức thực hiện CSR.

Trách nhiệm xã hội là một khái niệm rộng lớn, với nhiều định nghĩa khác nhau, tuỳ theo mỗi công ty và lĩnh vực công nghiệp. Thông qua hoạt động CSR, hoạt động từ thiện, nỗ lực tình nguyện, doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Tầm quan trọng của CSR đối với cộng đồng ngang bằng với tầm quan trọng đối với chính doanh nghiệp.

Hoạt động CSR củng cố mối liên kết giữa nhân viên với công ty, nâng cao tinh thần, cải thiện sự gắn kết giữa nhân viên, nhà tuyển dụng với xã hội.

Thông qua việc thực hiện trách nghiệm xã hội, doanh nghiệp có thể đo lường khả năng tác động của mình tới tất cả lĩnh vực xã hội như kinh tế, xã hội, môi trường. Khi doanh nghiệp thực hiện CSR cũng có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ vận hành cho mục tiêu tồn tại và phát triển mà quan trọng hơn, sự tồn tại của doanh nghiệp nhằm mục đích cải thiện môi trường và cả xã hội.

CSR có thể được coi như một mô hình quản trị doanh nghiệp tự điều chỉnh, giúp cho doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm về mặt xã hội cho chính nó, cho các bên liên quan và công chúng của mình. Bằng cách thực hiện CSR, các doanh nghiệp có thể có ý thức về các loại tác động mà họ đang trực tiếp hay gián tiếp làm ảnh hưởng đến xã hội, từ kinh tế cho đến môi trường, nguồn nhân lực…

Trong một góc độ xem xét khác, CSR là trách nhiệm vừa mang tính pháp lý vừa mang tính tự nguyện của tổ chức để xem xét các tác động đến môi trường và xã hội phía sau những quyết định và hoạt động của tổ chức đó tại địa phương. Chiến lược CSR của một tổ chức thường chỉ ra cách để tổ chức đó đóng góp vào sự phát triển bền vững, sự gắn kết với các bên liên quan, đặc biệt là tại địa phương mà tổ chức đó đang hoạt động và cách để tổ chức đó hành xử một cách có đạo đức.


Bộ tiêu chuẩn CSR được ban hành từ 2010

Năm 2010, tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã phát hành một bộ tiêu chuẩn tự nguyện nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Khác với các tiêu chuẩn ISO khác, ISO 26000 cung cấp các chỉ dẫn nhiều hơn những yêu cầu vì CSR đi sâu vào chất lượng nhiều hơn số lượng. Ngoài ra, tiêu chuẩn của CSR rất khó chứng nhận. Vì thế, ISO 26000 làm rõ trách nhiệm xã hội là gì và giúp các tổ chức chuyển hoá những nguyên tắc của CSR thành hành động hiệu quả.

  • Là một tiêu chuẩn quốc tế, được phát tiển để hướng dẫn các doanh nghiệp, các tổ chức cách ứng xử theo cách có trách nhiệm với xã hội.
  • Dành cho tất cả các tổ chức, không phân biệt lĩnh vực, quy mô, địa bàn hoạt động. Mặt khác, có nhiều bên liên quan quan trọng trên khắp thế giới đóng góp vào việc phát triển ISO 26000. Bởi vậy, ISO 26000 đạt được sự đồng thuận của quốc tế.
  • Đưa ra các khuyến nghị quốc tế để làm cho tổ chức của bạn có trách nhiệm xã hội hơn.
  • Hướng dẫn bạn xây dựng và triển khai một chiến lược CSR mang tính chất lâu dài, bất kể bản chất của doanh nghiệp là gì.
  • Có thể giúp doanh nghiệp giải quyết mọi thứ từ thực tiễn làm việc đến chính sách môi trường, phát triển bền vững và cộng đồng mà doanh nghiệp đang tác động.

Tiêu chuẩn này sẽ giúp các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện tốt chuẩn mực thực hành nhân lực, khách hàng, công bằng thương mại đồng thời đáp ứng yêu cầu về tài nguyên thiên nhiên và khí hậu. Chúng tôi đã liên kết với các bên liên đới của Anh thành lập tiêu chuẩn BSI để đưa ra một cách tiếp cận thực tế và hiệu quả. – Ông Mike Low, Giám đốc dự án

Nội dung ISO 26000

Tiêu chuẩn ISO 26000 cung cấp hướng dẫn về:
A- Bảy nguyên tắc cơ bản của trách nhiệm xã hội:
1. Trách nhiệm giải trình
2. Minh bạch
3. Hành vi đạo đức
4. Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan
5. Tôn trọng luật pháp
6. Tôn trọng các tiêu chuẩn hành vi quốc tế
7. Tôn trọng nhân quyền

B- Thừa nhận trách nhiệm xã hội và thu hút các bên liên quan

C- Bảy chủ đề chính và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội:
1. Quản trị tổ chức
2. Nhân quyền
3. Thực hành lao động
4. Môi trường
5. Thực hành hoạt động công bằng
6. Vấn đề người tiêu dùng
Sự tham gia và phát triển của cộng đồng

D- Các cách để tích hợp hành vi có trách nhiệm xã hội vào tổ chức

E- Ngoài việc cung cấp các định nghĩa và thông tin để giúp các tổ chức hiểu và giải quyết trách nhiệm xã hội, bộ tiêu chuẩn nhấn mạnh tầm quan trọng của kết quả và cải tiến về hiệu suất về trách nhiệm xã hội.

Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hành ISO 26000?

1. Thiết kế và xây dựng chiến lược trách nhiệm xã hội phù hợp với doanh nghiệp của mình
2. Điều chỉnh chiến lược theo mọi môi trường pháp lý, văn hoá, chính trị
3. Quản lý các vấn đề xã hội hay môi trường cụ thể cho doanh nghiệpc ủa mình
4. Kết nối nhân viên, cộng đồng và các đối tác kinh doanh trong chiến lược
5. Trở thành doanh nghiệp trách nhiệm xã hội được tin cậy với nhiều nhóm đối tượng và toàn xã hội

Vì sao việc thực hành ISO 26000 lại quan trọng?

Trách nhiệm xã hội đã trở thành một mối quan tâm lớn trên toàn thế giới, khi áp lực từ công chúng đòi hỏi các tổ chức hành xử một cách có trách nhiệm xã hội và tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội đã tăng đáng kể.
Các tổ chức trên toàn thế giới cần phải cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết để tăng cường hiệu quả xã hội và làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Bằng cách đảm bảo các tiêu chuẩn ISO 26000 trong vận hành, doanh nghiệp đã chứng tỏ mình đang đóng góp cho sự phát triển bền vững toàn cầu.
Bằng việc sở hữu chứng chỉ ISO 26000, doanh nghiệp sẽ không chỉ chứng minh rằng mình đang kinh doanh hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ mà còn chứng minh rằng mình quan tâm đến môi trường và tính bền vững của môi trường. Hơn nữa, uy tín của doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao, thu hút thêm được khách hàng và nhân viên có ý thức xã hội, những người muốn duy trì một hệ sinh thái lành mạnh.

No Comments

Post a Comment